Kết quả tìm kiếm cho "ông Nguyễn Văn Nhái"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 259
Gần 70 năm qua, nghề truyền thống chằm nón lá ở xã Thạnh Đông (tỉnh An Giang) không chỉ là sinh kế, mà còn là biểu tượng văn hóa. Dù trải qua thời kỳ hưng thịnh, đến nay nghề đang dần mai một do khó khăn về đầu ra. Tuy vậy, những người thợ nơi đây vẫn bền bỉ gìn giữ nghề như một cách giữ hồn quê, giữ truyền thống.
Trong xu hướng phát triển nông nghiệp sinh thái và bền vững, nhiều bạn trẻ tại An Giang chọn quay về với nghề nông bằng tri thức và niềm tin. Tại phường Long Xuyên, kỹ sư Trương Thành Đạt cùng cộng sự đã kiên trì thực hiện mô hình trồng rau thuận tự nhiên: Không hóa chất, không nhà kính, tận dụng hệ sinh thái tự cân bằng từ chính đồng ruộng quê nhà.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, người dân xã An Cư có nhiều kỳ vọng về quá trình đổi mới của quê hương. Về An Cư những ngày này sẽ thấy không khí phấn khởi trên những tuyến đường trải nhựa phẳng phiu, những cánh đồng chuẩn bị thu hoạch.
Với mong muốn đóng góp công sức cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng quê hương, ông Huỳnh Văn Cộ (60 tuổi), ngụ ấp Láng Cơm, xã Bình Giang vẫn miệt mài với công tác thiện nguyện xây cầu, làm đường giao thông nông thôn.
Sau khi rời nhiệm sở do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều cán bộ bán chuyên trách ở An Giang quay về với ruộng vườn, nghề truyền thống của gia đình để khởi nghiệp bằng cả sự dấn thân, tự tin và sáng tạo.
Mùa này, những cơn "mưa già" nặng hạt trút xuống vùng Bảy Núi, cây cối tốt tươi, phủ một màu xanh biêng biếc. Dưới lớp thực bì, rau rừng mọc non mơn mởn được ví như “dược thảo” , có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh sự lựa chọn là chợ truyền thống và các cửa hàng, hiện nay phương thức mua hàng trên thương mại điện tử và trang mạng xã hội mang đến nhiều tiện lợi cho người dân. Thị trường hàng hóa đồ sộ và lẫn lộn giữa thật - giả không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của riêng ngành chức năng, mà người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, chung tay đẩy lùi.
Trong sự nghiệp mỗi người sẽ luôn có dấu ấn riêng, có thể không cần lớn lao, nhưng đủ để mỉm cười qua những năm tháng cống hiến. Môi trường làm báo cũng vậy, được bạn đọc ghi nhớ theo phong cách cá nhân, đơn vị và trân quý mỗi khi nhắc đến… là năng lượng khuyến khích để họ thêm yêu nghề.
Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đạt khoảng 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo vệ và phát triển các làng nghề truyền thống của thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Thói quen ngậm tăm tre sau khi ăn, thậm chí cả khi đi ngủ, khiến ông N.T.Đ vô tình nuốt phải tăm, dẫn tới xuyên thủng dạ dày, cắm sâu vào gan.
Không rầm rộ như 5 năm trước đây, vẫn còn 7 hộ bám trụ đất liền kề kênh Ruột (xã Phú Hội, huyện An Phú) để nuôi cua đồng thương phẩm, tìm kế sinh nhai.
Những năm qua, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn. Sản phẩm OCOP chú trọng chất lượng, gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, được thị trường đánh giá cao.